Kiến thức căn bản trong kỹ thuật lạnh
( 22-02-2014 - 04:22 PM ) - Lượt xem: 1191
Là chuyên gia về thiết kế, sửa chữa và thi công hệ thống cơ điện lạnh. Các kỹ sư công ty TNHH MTV Cơ Điện Quý Toàn của chúng tôi cũng đã vấp phải điều này. Qua đây chúng tôi muốn ghi lại và gửi đến đọc giả củng cố thêm các vấn đề này.
(Phần 1)
Như chúng ta biết, trong kỹ thuật nhiệt lạnh có quá nhiều thông số, có quá nhiều các loại đơn vị đo. Chúng ta không có những kiến thức này, không thể đồng nhất được đơn vị đo, sai lầm về kết quả dẫn đến nhìn nhận sai về hệ thống lạnh,..
Ví dụ:
Các đơn vị đo công suất có nhiều loại như:
- Theo Hệ tiêu chuẩn SI (standar International) hay gọi là tiêu chuẩn quốc tế thì đơn vị đo công suất là Kilowat, Kilojun/h,....
- Theo hệ Anh Mỹ thì đơn vị đo công suất là BTUh, Hp (Ngựa Lạnh),...
Và điều gây khó khăn cho người tiêu dùng, cũng như các học sinh, sinh viên, kỹ thuật viên ,... chúng ta nhất là các thông số ghi trên máy do các nhà sản xuất lại không theo một nguyên tắc chung quốc tế nào:
Ví dụ trên nhãn hiệu máy ghi cùng 02 loại công suất đều là Kw (Công suất nhiệt và công suất tiêu thụ điện định mức), gây cho chúng ta nhầm lẫn, không biết sử dụng loại nào, sử dụng mục đích gì?.... Gây nhầm lẫn kể cả những sinh viên, kỹ thuật viên chuyên ngành cơ điện lạnh.
Là chuyên gia về thiết kế, sửa chữa và thi công hệ thống cơ điện lạnh. Các kỹ sư công ty TNHH MTV Cơ Điện Quý Toàn của chúng tôi cũng đã vấp phải điều này. Qua đây chúng tôi muốn ghi lại và gửi đến đọc giả củng cố thêm các vấn đề này.
Để hiểu nhanh và ứng dụng ngay các kiến thức trong chuyên ngành nhiệt điện lạnh, Chúng ta chỉ cần nắm sơ lược các thông số nhiệt lạnh căn bản và các loại đơn vị đo thông dụng như sau:
1. NHIỆT ĐỘ:
a. Khái niệm :
- Nhiệt độ là sự biểu thị trạng thái nóng lạnh của vật chất. Nhiệt độ được xem là tác nhân chính cho sự vận động hoặc rung động trung bình của các phân tử trong nội bộ vật chất. Mức độ rung động càng lón , vật càng nóng và ngược lại mức độ rung động càng nhỏ thì vật càng lạnh. Nếu các phân tử ngừng rung động nhiệt độ đạt đến điểm không tuyệt đối t = - 273,15 0C.(Kiến thức căn bản trong kỹ thuật lạnh)
b. Phân loại giai nhiệt độ (thang đo nhiệt độ):
Divisions(degrees) between the freezing and boiling points of water as follows;
Celsius scale: 100
Fahrenheit scale: 180
Rankine scale: absolute temperature scales by Fahrenheit
Kelvin’s scale: absolute temperature scales by Celsius
Quan heä giöõa caùc loaïi thang ño nhieät ñoä sau:
t0C = T (0K) - 273 = 5/9(t0F – 32)
2. ÁP SUẤT:
a. Định nghĩa: Ơ hệ nhiệt động, chỉ nghiên cứu đến áp suất của chất khí và chất lỏng nên được hiểu là lực tác dụng của các phân tử theo phương thẳng góc lên một đơn vị Diện tích thành bình chứa.(Kiến thức căn bản trong kỹ thuật lạnh)
- Công thức : P= F/S
- Trong đó P: áp suất
F:lực tác dụng
S: diện tích thành bình.
b. Các loại áp suất :
Áp suất tuyệt đối: là áp suất thật của chất khí kí hiệu là P
Áp suất của khí quyển kí hiệu là Pkq (Barômét)
phần áp suất mà lớn hơn áp suất khí quyển là Ap suất dư kí hiệu là Pd (manômét)
ta có P = Pk + Pd
phần áp suất mà nhỏ hơn áp suất khí quyển là Ap suất chân không (chân không kế)
kí hiệu: Pck
ta có P = Pk - Pck
Dụng cụ đo áp suất là áp kế. Có những loại áp kế sau:
+ Áp kế chất lỏng
+ Áp kế đàn hồi
+ Áp kế hiệu áp
+ Áp kế pistong
+ Phong vũ biểu
+ Chân không kế
c. Đơn vị đo áp suất
- 1 bar = 105 N/m2 =105 Pa = 1 kg/cm2 = 750 mmHg
- 1 at = 0.98 bar = 10 mH2O = 735.5 mmHg = 14.7 PSI